Thứ năm, 16/09/2021
10.303
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng là biểu tượng của rất nhiều làng quê. Mỗi cổng làng đều có một nét văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng đó. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Vẻ đẹp của cổng làng gắn với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng là biểu tượng của rất nhiều làng quê. Mỗi cổng làng đều có một nét văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng đó. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê. Vẻ đẹp của cổng làng gắn với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác.
Phía sau mỗi cánh cổng làng ấy, xưa nay vẫn là sự kết nối cộng đồng gia tộc, là những nét chung về phong tục, tập quán, những nét văn hoá riêng biệt. Cánh cổng làng dù hiện hữu hay vô hình vẫn là nỗi nhớ là hình ảnh mang tiếng quê hương của những người con xa xứ. Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng.
Cổng được xây dựng bằng sự đóng góp của tất cả bà con Lương Mai xa quê trên mọi miền đất nước và nước ngoài. Đây là một công trình có kiến trúc đẹp, hiện đại nhưng vẫn giữ được cái hồn của làng quê Việt Nam. Cổng được thiết kế với tường gạch, mái ngói đỏ giản dị và cũng rất mềm mại bên lũy tre làng.
Một điều đáng trân trọng là Cổng Làng Lương Mai được thiết kế và thi công bởi con em của làng.
Ly hương bất ly tổ - Đây chính là điều mà bà con Lương Mai dù xa quê nhưng vẫn canh cánh trong lòng.