Đang tải...
 

Cận cảnh nghề làm dầu tràm Huế

Về với xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để biết thêm về một nghề nổi tiếng: nấu dầu tràm.
Cận cảnh nghề làm dầu tràm Huế

Trên đường quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Lộc Thủy, nhan nhản hai bên đường là hàng trăm các "quầy hàng mini" bán dầu tràm, và ngay sau những quầy hàng đó là bạt ngàn một màu xanh của một loài cây độc nhất nhưng đã thành thương hiệu: cây tràm.

Những căn nhà tạm bợ được dựng ngay bên đường, phía sau là rừng tràm tươi tốt

Các quầy bán dầu tràm mọc san sát nhauHầu hết các hộ gia đình tại xã Lộc Thủy đều duy trì nghề nấy dầu tràm nên rất sẵn hàng để bán.

Theo những người dân ở đây cho biết, để chế biến ra được dầu tràm vừa thơm vừa chất lượng rất kỳ công. Mọi người vẫn thường nhầm tưởng dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm (một số nơi gọi là cây keo) trồng la liệt hai bên quốc lộ 1A, đoạn đi qua huyện Phú Lộc, TT - Huế. Nhưng trên thực tế lại không phải vậy, dầu tràm được lấy từ lá cây tràm gió, một loại tràm mọc ở trên vùng đất cát ven biển huyện Phú Lộc, lá tràm gió nhỏ, có màu xanh nhạt hơn màu của lá tràm keo.

Muốn có được một chai dầu tràm cũng đòi hỏi lắm công phu. Phương pháp hay được áp dụng là nấu tràm trong nồi to khoảng năm tiếng đồng hồ và củi phải chụm thật đều. Khoảng 1,5 tạ lá tràm chiếm tỷ lệ 2/3 nồi, còn lại 1/3 là nước. Một điều cần lưu ý là phải đun lửa thật đều và kỹ, không lúc nào thiếu lửa hay để cho lửa cháy quá lớn sẽ làm bay hơi mất mùi dầu. Chai hứng dầu từ vòi sẽ được đặt trên một thau đầy nước lạnh để làm cô dầu khi từ thùng nóng ra ngoài. Toàn bộ dầu từ 1,5 tạ lá cây sẽ chiết xuất khoảng 1 chai 500ml; còn nếu lấy nhiều hơn thì nồng độ tinh dầu sẽ giảm, không còn mùi thơm ngào ngạt như mấy chai đầu tiên.

  Để chiết ra tinh dầu tràm, người dân Lộc thủy vẫn dùng phương pháp thủ công toàn tập là thu nấu, chưng cất trên bếp củi

Có ba loại để chế biến dầu tràm: 1 - tinh chất dầu tràm , loại 2 - lá tràm trộn cây tràm chổi (chổi rành, chổi chà) và loại 3 - chỉ có cây tràm chổi, vì vậy có nhiều loại sản phẩm và các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến dầu tràm

Lá tràm gió mọc tự nhiên ở những vùng cát trắng, phải thuê người đi bứt và thuê xe chở về. Mùa nắng cây tràm lá sum suê còn mùa mưa thì cây xơ xác. Nguồn nguyên liệu vì vậy cũng thất thường. Một bao lá tràm giá chở về tận lò là 35 đến 45 ngàn đồng, nhưng đến mùa mưa giá tăng thêm 5 - 10 ngàn đồng/bao. Trong khi đó, một bao lá chỉ nặng cỡ 20 kg nên để có thể nấu một nồi dầu tràm phải tốn 7 - 8 bao lá. Tính ra, riêng tiền lá đã ngốn mất của lò nấu dầu khá nhiều. Thêm nước, tiền củi… tính ra chi phí để chiết xuất 1 lít dầu là không hề rẻ.

Khách hàng khi đến mua dầu tràm tại lò, có thể được xem tất cả quy trình từ khâu tuyển lựa, chưng cất cho đến đóng gói sản phẩm.

Dầu tràm chưng cất được đựng trong chai lọ, bên ngoài là nước mát để làm lạnh dầu tràm tại chỗ

Trong hỗn hợp chưng cất, nếu còn sót lại một ít nước sẽ được tẻ ra. Khách hàng cũng có thể dễ dàng nhận ra vì dầu tràm nhẹ hơn nước, sẽ tạo ra lớp ngăn cách và nổi ở phía trên nên sản phẩm dầu tràm rất sạch.

Dầu tràm nguyên chất là loại dầu có màu vàng trong chứ không đậm màu như nhiều loại sản phẩm bán trên thị trường. Dầu tràm nguyên chất có giá dao động 120 - 150.000 đồng/lít.

Phải tốn 7 - 8 bao lá mới cho ra thành phẩm được 1 lít dầu tràm, vì vậy công đoạn đóng gói phải rất cẩn thân để dầu tràm không bị đổ ra ngoài.

Đây có thể là một món qùa đặc sản cho du khách khi ghé Huế.

Một số công dụng của dầu tràm

 Dầu tràm là một sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số công dụng của dầu tràm:

1. Phòng ngừa cảm mạo

Từ xa xưa dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng để phòng ngừa “gió máy” , cảm mạo, người bệnh, người già.

Cách làm nước xông trị mạo cảm:

Trước tiên lấy một chậu nước nóng, trùm mền kín người sau đó nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi.

2. Giúp thông mũi, mát họng

3. Phòng chống phong hàn

Đối với những người có tuổi, lao động nặng, hay thậm chí cả thanh niên. Ban đêm bôi nên gan bàn chân là không sợ bị phong hàn mà giấc ngủ lại say và ngon.

4. Chữa trị chứng đau bụng.

Khi bị đau bụng lấy một giọt dầu tràm rồi nuốt sẽ giảm đau ngay.

5. Phòng ngừa và chữa bệnh hô hấp

Nếu dùng dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên dưới dạng hít mũi, xông trong phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, trong ôtô… là một biện pháp y tế dự phòng khoa học: vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa ức chế virus, thêm sát khuẩn đặc biệt đang trong mùa cao điểm cúm, sốt như hiện nay.

6. Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc...

7. Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban... cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.

8. Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.

...

Nguồn: Khám phá Huế

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết:

Loading...
Mới nhất Cũ nhất

Bài viết liên quan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn