Làng nghề đệm bàng Phò Trạch
Từ một loài cây cỏ dại mọc ở vùng đất trũng ngập nước, người dân ở Làng Phò...
Góc miếu Cây Thị – hồn vía của làng cổ Phước Tích
Chuyện về Yoni, miếu Bà Giằng, chuyện bến Cây Bàng bên dòng Ô lâu với trụ đá và tấm bia hình vòm cuốn bằng chất liệu đá sa thạch mà người Chăm đã để lại như một minh chứng về sự trường tồn nền văn hóa độc sắc của họ. Chuyện về sự “truy tìm” Linga để rồi chỉ nhầm vào viên đá neo đò suýt nữa một tờ báo uy tín đưa tin… Tất cả vẫn chưa hẳn để lại dấu ấn sâu đậm nếu ai đó chưa từng ngủ nhờ tại một ngôi nhà cổ nào đó trong làng…
Yoni – dấu tích Chăm còn đó
Nhưng điều dễ nhận thấy khi du khách tới đây, là sự thưa vắng con người. Cuốn sách “Từ Kẻ Đôộc đến Phước Tích, chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô lâu” đã thống kê việc đáng “báo động” như sau: “Ngôi làng có lúc lên đến gần 2.000 người này đã không ngừng giảm về qui mô dân số, với khoảng 600 người vào những năm 1980, 450 người (năm 2003) và đến nay (2010) chỉ còn 320 người. Đặc biệt là trong số đó, lại có đến trên dưới 40% là người già”. Rất nhiều ngôi nhà rường mấy trăm tuổi, chủ của nó chỉ là các mệ, sống lặng lẽ như cái bóng, như những linh hồn của chính nó.
Một trong những ngôi nhà rường quý, “thiếu” người ở
Tôi từng đến và ở lại nơi đây nhiều ngày. Thơ thẩn dạo quanh ngôi làng có diện tích khoảng một cây số vuông này, chỉ toàn gặp người già. Trung niên, thanh niên vắng, trẻ nít càng hiếm. Đa số đã vào Nam lập nghiệp. Rất nhiều khu vườn rộng thênh, chỉ ngôi nhà chính giữa bỏ hoang. Ăn nên làm ra, những người sống xa quê, thật may là họ không bán đất ở làng. Một bác biền biệt mấy chục năm, nay trở về tính mua lại mảnh đất của làng song không có. Đây là điều mừng. Nếu đất được các gia chủ bán, sẽ manh mún, và đương nhiên những chủ mới họ xây nhà mới; nhà mới lổn nhổn đan xen nhà rường, tường bê tông bao đan xen những hàng chè tàu xanh, ngôi làng sẽ mất đi dáng cổ.
Một sản phẩm gốm hiện đại ở làng gốm cổ Phước Tích
Từ sự lựa chọn nghề gốm làm cứu cánh sinh tồn từ lúc mới hình thành, nay nghề thủ công đã bị lay gốc trước sức ép thị trường. Cách vài ba năm trở lại đây, làng được đầu tư một lò nung gốm hiện đại, sản phẩm cũng theo mẫu hiện đại nên không bán được bao nhiêu. Người dân đặc biệt lớp thanh niên tạm rời làng phiêu tán kiếm kế sinh nhai. Trong làng chỉ vài ba cụ già còn nắm vững và thực hành được quy trình nặn gốm thủ công. Hiện tổ chức Jica Nhật Bản muốn hồi phục đồ gốm đất nung, việc đào tạo lớp trẻ thành nhân công đang là mục tiêu chính, song cũng không dễ dàng. Và, biết bao giờ sẽ tạo được sản phẩm gốm nổi tiếng Om Ngự như đã từng được sử ngợi ca khi chép về xứ Kẻ Độc này?
Cây vả từng là một sản phẩm kinh tế chủ đạo
Những ngôi nhà mới cũng đã nhiều hơn. Cây vả vốn là sản phẩm kinh tế gia đình, nay rẻ rúng và được chủ vườn “lược” đi khá nhiều. Những mệ già, họ không biết làm gì nên còn vun xới từng gốc vả, lâu lâu hái mớ bưng ra chợ đắp đổi ít nhiều.
Mấy năm trước đặt chân trên con đường đất bao quanh làng Phước Tích mát rượi; lang thang thăm thú, tôi như được sống ở chính nông thôn quê mình hồi chưa rời đồng ruộng rửa chân lên phố. Nay thì con đường chính này đã được lát gạch, giữa lòng màu đỏ sậm; thiết nghĩ cũng phải thêm dăm năm nữa, khi thứ gạch này cũ đi và loang rêu, nó mới hợp với phong cách của một ngôi làng cổ.
Từ một loài cây cỏ dại mọc ở vùng đất trũng ngập nước, người dân ở Làng Phò...
Nghề làm muối nung cũng song hành cùng với nghề sản xuất gốm nổi tiếng của làng. Ông Lê Trọng Diễn (68 tuổi),...
Làng Vân Trình (hay còn gọi là làng Triền, làng Rào) là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời của vùng đất...