Đang tải...
 

Làng nghề đan lưới Vân Trình

Làng Vân Trình (hay còn gọi là làng Triền, làng Rào) là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời của vùng đất Thuận Hóa, được tạo dựng trên bước đường di dân vào Nam để mở mang bờ cõi theo tiếng gọi của Chúa Nguyễn Hoàng.
Làng nghề đan lưới Vân Trình
Ngày 31 tháng 7 năm 2016, Làng nghề đan lưới Vân Trình đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Nghề truyền thống của tỉnh.
Địa chỉ: xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Làng Vân Trình (hay còn gọi là làng Triền, làng Rào) là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời của vùng đất Thuận Hóa, được tạo dựng trên bước đường di dân vào Nam để mở mang bờ cõi theo tiếng gọi của Chúa Nguyễn Hoàng.

Nghề đan lưới làng Vân Trình có bề dày hơn 500 năm tuổi. Theo lịch sử ghi lại, trên bước đường vào nam mở cõi, người dân làng Vân Trình đã mang theo nghề đan lưới từ quê gốc vào, nhằm phục vụ cho nhu cầu đánh bắt cá để làm kế sinh nhai cùng với sảnh xuất nông nghiệp.

Ban đầu, quá trình sản xuất một tay lưới hoàn toàn bằng thủ công, nguyên liệu để làm lưới là sợi chỉ tơ tự nhiên, phao được làm từ cây de, cây dành dành,…sản phẩm lưới thủ công của làng đem lại nguồn thu nhập khá lớn. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, một số công đoạn sản xuất lưới đã được thực hiện bằng máy móc và một số công đoạn vẫn làm bằng tay như kết phao, gắn chì,…

Hiện nay, làng Vân Trình vẫn tiếp tục duy trì và phát triển nghề này và xem đây là một nghề phụ tạo thu nhập ổn định cho người dân trong những lúc nông nhàn, thu hút khoảng 800 lao động trong làng và các vùng lân cận tham gia sản xuất và được tiêu thụ bởi thị trường khá lớn trong và ngoài tỉnh.

Nguyên liệu, cách thức thực hiện

Nguyên liệu để đan thành một tay lưới để đưa vào sử dụng ngày xưa người ta lấy từ những sợi chỉ tơ tự nhiên, đan mặt lưới bằng những chiếc kim đan làm bằng cây tre, những thỏi chì tán mỏng để gắn vào dây gất đòn ở phía tay lưới, cùng tác dụng với dãy hàng phao phía trên với tác dụng giữ độ thẳng đứng ở dưới nước để giăng đánh bắt thủy sản. Phao được làm từ cây re chặt ở trên rừng về, người ta dùng trái cây dành dành hoặc lá, vỏ một số loại cây rừng khác nấu lên để nhuộm phao nhằm phân biệt được màu và đảm bảo độ bền khi sử dụng, gắn chì vào dây gất đòn dưới của tay lưới để giữ độ thăng bằng giữa phao và chì, quá trình đan thành một tay lưới phải trải qua nhiều công đoạn đều được làm bằng thủ công.

Hiện tại, màng lưới dệt bằng máy móc đã thay thế hoàn toàn màng đan lưới bằng tay, quá trình sản xuất màng lưới ngày nay cũng đơn giản với công đoạn gắn chì hay kết phao …. Nghề này tạo công việc, thu nhập cho hơn 500 lao động của làng với nhiều lứa tuổi khác nhau, đã tận dụng quỹ thời gian trong ngày và sau 2 vụ mùa lúa nông nhàn.

Hằng năm người dân trong Làng lấy ngày 12 tháng 02 âm lịch để làm ngày giỗ tổ. Ngày 31 tháng 7 năm 2016, Làng nghề đan lưới Vân Trình đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Nghề truyền thống của tỉnh.

Làng nghề đan lưới Vân Trình Huế
Làng nghề đan lưới Vân Trình Huế
Làng nghề đan lưới Vân Trình Huế
Nguồn: Khám phá Huế

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn